Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Tháp cổ 7 tầng huyền bí trên núi


Ngôi tháp cổ từng bảo vệ 11 người dân khỏi mũi súng của quân Pôn Pốt khát máu. Ngày nay, nhiều người thua bạc ở Campuchia quẫn chí tìm đến tháp định quyên sinh, nhưng sau đã lấy lại bình tĩnh hoặc được cứu sống.

Từ chân núi Đề Liêm, phường Bình San (thị xã Hà Tiên, Kiên Giang), khách phải vượt qua một nghĩa địa rêu phong, leo lên sườn dốc dựng đứng khoảng 70 m mới đến được ngôi tháp cổ gần 300 năm tuổi.
Từ xa chỉ thấy đó là một cây bồ đề đại thụ có nhiều thân rễ chằng chịt đứng sừng sững nơi lưng chừng núi. Khi đến tận nơi, khách mới nhận ra ngôi tháp nằm lọt thỏm giữa những thân rễ chằng chịt của cây bồ đề. Từ trên chót đỉnh của tháp, những dây rễ rất to tủa xuống ôm vào lòng gần như toàn bộ diện tích bên ngoài tháp. Hàng trăm năm nay, tại ngôi tháp có nhiều chuyện huyền bí khiến người ta tin rằng sư trụ trì đã trở thành thần linh trấn giữ vùng đất này.
Ông Lương Phếnh Cang, sinh năm 1941, cán bộ hưu trí ngành bưu điện, cư ngụ tại khu phố 1, phường Bình San là nhân chứng vụ thoát chết hy hữu của 11 người dân trước làn sóng diệt chủng của Pôn Pốt năm 1978. Ông kể, từ đầu tháng 3/1978, Pôn Pốt từ bên kia biên giới bắt đầu nã pháo vô tội vạ vào lãnh thổ Việt Nam. Nhiều người bị thương và chết bởi trúng đạn pháo của chúng.
Tối ngày 12/3/1978, Pôn Pốt bắn pháo dữ dội hơn những ngày trước. Sáng 13/3/1978, chúng lại ngưng bắn pháo. Chiều nhập nhoạng, một số người dân ở biên giới Xà Xía và chợ Hà Tiên hay tin quân Pôn Pốt bắt đầu tràn vào lãnh thổ, đã lục đục dọn đồ đạc chạy lánh nạn. Những người chạy không kịp đều bị Pôn Pốt tàn sát một cách dã man.
Rễ cây bồ đề phủ kín ngôi tháp. Ảnh: An ninh thế giới.

Thời điểm đó, khu vực chân núi Đề Liêm còn thưa người, tách biệt với cụm dân cư. Vì vậy, 3 gia đình của ông Trần Kim Sáu, bà Thìn và ông Niêng sống dưới chân núi Đề Liêm hoàn toàn không hay biết gì. Khi họ nghe tiếng súng AK và tiếng kêu cứu thất thanh của những người dân ở xóm ngoài bị giết thì đã muộn. Mọi lối thoát đều có bóng dáng Pôn Pốt. Không còn cách nào khác, 3 gia đình gồm 11 người, trong đó có 5 trẻ em chui đại vào lòng tháp ẩn nấp.
Đến 8h sáng, một toán quân Pôn Pốt độ chừng 16-17 tuổi, mặc quần đùi, áo thun luộm thuộm như dân làm đồng. Chúng ôm súng AK từ quốc lộ tiến lên chân núi Đề Liêm, vào từng ngôi nhà lùng sục. Không gặp ai, chúng kéo nhau lên phía tháp cổ. Đúng lúc này, một đứa trẻ (nay đã hơn 40 tuổi, vẫn còn sống tại địa phương) sợ quá bật khóc thành tiếng. Mặc dù bà mẹ đã kịp bịt mồm đứa trẻ nhưng trong rừng vắng, chỉ cần một tiếng nấc cũng đủ để thu hút sự chú ý của quân sát nhân.
Nghe tiếng đứa trẻ khóc, chúng tập trung xung quanh tháp. Lúc này những người trong tháp thất kinh hồn vía khi nhận ra do thói quen một vài người đã bỏ dép bên ngoài cửa tháp. Một tên bước đến trước cửa tháp nghiêng đầu ngó vào. Mọi người nép sát người vào nhau run bần bật. Ai cũng nhìn thấy rất rõ ánh mắt khát máu của tên sát nhân. Mọi người nhắm mắt chờ chết.
Cửa tháp rộng vừa vặn thân hình một người lớn chui vào. Bình thường, đứng ở vị trí tên sát nhân, ai cũng có thể nhìn thấy rất rõ bên trong lòng tháp nhưng không hiểu do bị mờ mắt hay do mắt bị lóa nắng, tên lính Pôn Pốt cứ chĩa mũi súng và nhìn vào lòng tháp mà không bắn. Bỗng mọi người nghe tiếng một con chó sủa vang. Tên lính Pôn Pốt giật mình quay mũi súng bắn con chó một loạt đạn. Loạt đạn không trúng con chó nhưng làm mẻ một góc bia của tháp.
Tiếng súng chát chúa làm con chó hoảng hốt, co cẳng chạy vào rừng. Mọi người lại thấp thỏm sợ tên lính Pôn Pốt tiếp tục quay súng vào trong tháp. Nhưng không, hắn đã bỏ đi. Đồng bọn của hắn cũng đi theo. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Ai cũng nghĩ, mình được thần linh bảo vệ.
Quân sát nhân không đi hẳn mà kéo nhau xuống chân núi, cách tháp cổ khoảng 100 mét bắt gà làm thịt, ăn uống rồi đóng chốt luôn ở đó. Mọi người đành nín thở nằm trong lòng tháp chịu đói, khát. Đến trưa hôm sau, bộ đội phản công tiêu diệt gọn nhóm Pôn Pốt dưới chân núi Đề Liêm. Bộ đội phát hiện 11 con người kiệt sức ẩn nấp trong lòng tháp. Họ nhanh chóng được chuyển ra tuyến sau cấp cứu. Hiện nay, bà Thìn và ông Niêng vẫn sống tại Hà Tiên.
Cách đây vài năm, một số người đến chặt rễ cây bồ đề. Lưỡi cưa mới ăn sâu được mấy tấc thì mắc kẹt, cưa tiếp cũng không được mà lấy ra cũng không xong. Một người trong nhóm dùng búa chém rễ cây để giải thoát lưỡi cưa. Không ngờ nhát búa đầu tiên cắm phập vào rễ cũng bị hút chặt. Ba người cùng vận lực kéo đến vã mồ hôi vẫn không lay chuyển được lưỡi búa. Nghe tin, một vị sư ở ngôi chùa gần đó đến đốt nhang, đọc kinh, khấn xin. Kết thúc lễ, vị sư kéo nhẹ một cái, lưỡi cưa lẫn lưỡi búa đều rơi ra.
Từ khi bên kia biên giới Xà Xía mọc lên cụm sòng bài, thỉnh thoảng người ta lại thấy một con bạc cháy túi đến đây tìm cái chết. Nhưng tất cả đều được cứu sống hoặc bỏ ý định tự tử. Trong đó có một phụ nữ trạc 30 tuổi, một hôm chị ta đến ngồi cạnh tháp khóc suốt một buổi rồi bỏ đi. Khi chị ta đi khuất, những người tò mò phát hiện dưới chân tháp có một tờ giấy bị vò nát. Mở tờ giấy ra, người ta mới biết đó là lá thư tuyệt mệnh của một người thua bài tên Nga.
Người viết thư có ghi rõ tên tuổi, địa chỉ để những người phát hiện ra xác giúp báo cho người thân. Cách đó không xa, người ta còn phát hiện một chai thuốc diệt cỏ còn nguyên. Thì ra, Nga cư ngụ ở Rạch Giá, đi buôn cá khô ở Hà Tiên. Nghe lời bạn bè xúi, Nga qua sòng bài thử vận may. Sau 2 ngày, Nga trắng tay. Thất chí, Nga quyết tự tử. Nhưng khi ngồi dưới bóng bồ đề, Nga bình tâm trở lại nên bỏ ý định chết.
 
Tấm bia tháp bị mẻ một góc. 
Ảnh: An ninh thế giới.
Mới đây, một thanh niên tên Hà ở Tô Châu, thua bài ở casino Campuchia đã leo lên đỉnh tháp dùng áo làm thòng lọng toan treo cổ. Nhưng chiếc thòng lọng bị đứt, anh ta rơi bịch xuống đất nằm ngay đơ, mất nhịp tim, phổi ngừng thở. Dù không hy vọng sống sót nhưng người dân địa phương vẫn đưa vào bệnh viện cấp cứu sau khi báo cáo với chính quyền. Một tuần lễ sau, anh ta xuất viện. Hiện giờ chiếc áo "thòng lọng" của anh ta vẫn dính phất phơ trên cành cây đề.
Người ta tin rằng, vị thần linh của ngôi tháp không muốn chứng kiến bất kỳ ai chết ở nơi đây. Nhiều học giả khẳng định ngôi tháp là công trình kiến trúc cổ nhất trong số những di tích lịch sử tại Hà Tiên. Hiện tại, ngay trước cửa tháp vẫn còn một bia đá chạm khắc dòng chữ Hán: "Lâm Tế tam thập lục thế. Ấn Đàm Lão hòa thượng chi tháp", có nghĩa là "Tháp mộ của Lão hòa thượng Ấn Đàm, dòng Lâm Tế đời thứ 36". Cách đó vài mét, một tấm biển xi măng có khắc chữ Việt: "Lâm Tế/1662/tháp 7 tầng/Ấn Đàm/Lão hòa thượng".
Núi Đề Liêm còn có tên gọi khác là núi Phù Dung. Trong “Gia Định thành thông chí” xác nhận, núi Đề Liêm còn tên gọi khác là Bát Giác Sơn. Có lẽ do ngôi tháp có hình bát giác nên người xưa đặt tên núi theo. Bên cạnh tháp có một ngôi chùa dòng Lâm Tế do Hòa thượng Ấn Đàm trụ trì, gọi là chùa Phù Dung. Tuy nhiên, tên chính của chùa là Tiêu Sơn Tự.
Các sử liệu có ghi, từ khoảng năm 1820 (là năm sách “Gia Định thành thông chí” ra đời) trở về sau, trấn Hà Tiên đã trải qua 3 cuộc tao loạn lớn do quân Xiêm xâm lược, gồm: năm 1833 (Minh Mạng thứ 14); tháng 2/1842 (Thiệu Trị năm thứ 2); năm 1845 (Thiệu Trị năm thứ 5). Ngôi chùa Phù Dung bị quân Xiêm phá sập vào khoảng năm 1833-1834, tức lần tao loạn đầu tiên.
Năm 1969, người ta phát hiện ra di tích này. Khi đào sâu xuống nền đất khoảng 3 tấc, người ta bắt gặp rất nhiều vật dụng còn nguyên vẹn, như: cái lư hương bằng đồng, nhiều lọ sành sứ, một cái chum còn nguyên số gạo đã ẩm nát... Sự cố chùa bị sập với các loại gia dụng còn nguyên, cho thấy chiến tranh đã ập đến bất ngờ.
Cách ngôi tháp 40 mét về ở hướng tây nam bây giờ vẫn còn hiện hữu một giếng xưa gọi là giếng chùa Tiêu. Trong sách “Monogaphie de la povince de Ha Tiên” của Hội Nghiên cứu Đông Dương ấn hành năm 1901 khẳng định ngôi chùa này đúng là Tiêu Sơn Tự - 1 trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên lúc bấy giờ và đã được Mạc Thiên Tứ ca ngợi trong bài thất ngôn bát cú "Tiêu Tự hiểu chung".
Khi những cư dân đầu tiên tìm đến khai khẩn vùng đất này đã thấy ngôi mộ tháp 7 tầng sừng sững với ngọn cây bồ đề trên đỉnh tháp. Mưa làm xói mòn, đất đá trên đỉnh núi trôi xuống lấp dần 2 tầng dưới nên người ta chỉ thấy có 7 tầng trên. Người ta gọi luôn đó là tháp 7 tầng. Xung quanh ngôi mộ tháp, hiện nay vẫn còn những trụ đá móng nền - dấu tích của một ngôi chùa bị tàn phá.
Thời gian dần trôi, cây bồ đề ngày càng lớn. Rễ cây dần phủ kín ngôi tháp cổ theo từng bậc trông rất đẹp mắt. Bên trong lòng tháp trống rỗng. Người ta cho rằng, dưới tầng một vẫn còn ngọc vị của vị sư trụ trì. Tất cả những cứ liệu lịch sử đều khẳng định giá trị ngôi tháp cổ ấy.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao ngày nắng đêm mưa ngôi tháp cổ đã tròm trèm 300 tuổi. Tháp không chỉ là một phần của lịch sử khai khẩn phương Nam mà còn là một di tích đánh dấu sự tồn sinh mãnh liệt của ông cha. Nhưng hiện các cơ quan chức năng địa phương phó mặc ngôi tháp cho thiên nhiên mà không có biện pháp bảo quản.
Theo An ninh thế giới

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Tiếng hát bất tử trên hymalaya

Ngày 25 tháng 8 năm 1055, năm Con Rồng Đực lịch Tạng.

Gia đình vợ chồng thầy phù thuỷ Mila Sharab Gyalten và Karmo Kyen ở vùng Kyang Tsa, sinh hạ đứa hài nhi tên la Thopaga.
948 năm 8 tháng 20 ngày sau trên dãy Himalaya.
Ngày 21 tháng 9 năm 2003.
Tôi theo mây lên núi Kamala cao 4852 m ngắm nhìn quê hư­ơng của Thopaga. Trong máu x­ương phơi tràn gió tuyết, tiếng khóc xa xư­a, vốn đ­ược ­ướp xanh trong ngân hàng băng tuyết vĩnh hằng Himalaya, vọng về thinh không, lọt qua vành tai tôi những âm tiết màu thuỷ ngân mani biến ảo theo cái nhìn của núi. 
Ánh sáng là thê? phách của núi, núi là nhục thê? của ánh sáng. 
Núi trắng thẳm. Núi xanh lơ. Núi tím sẫm. Núi xám đen. Núi vàng sáng. Có khi núi bỗng gần như­ giọt lệ bờ mi có lúc núi lại mờ xanh­ hơi thở bầy trâu Yak thoảng qua trời và âm thanh cũng theo đó mà lan toa? tuỳ theo quán t­ưởng của mỗi linh hồn khi đối thoại với Himalaya.
Không quán tư­ởng, không biến ảo vào màu sắc âm thanh, tôi không thể làm ngư­ời vô trọng l­ượng lên đỉnh Kamala. Nếu đ­ường qua Hải Vân là hiểm trở như­ đ­ường vào n­ước Thục trong mắt chúa Nguyễn Phúc Nguyên thì đ­ường lên đỉnh Kampala con đư­ờng dành cho ma quỷ và thần thánh dạo chơi. Suốt cuộc hành trình, tôi chỉ nhìn lên trời xanh mong ­ước tìm đám mây nào đó để trú ẩn nếu xác thân rơi vực thẳm thì cũng đư­ợc nhìn thấy n­ước Việt từ không gian. 
Đã vậy, cái thân hình gầy yếu của tôi còn phải làm một “lama y sỹ” bất đắc dĩ giúp Hong vư­ợt qua cơn sợ hãi ngộp ngạt thân hình lực l­ưỡng. Ngư­ời vệ sỹ Trung Quốc ấy đổ gục xuống ghế, khuôn mặt xanh tái loáng thoáng kêu cha mẹ, vợ con vô vọng. Tôi bảo Hong hãy nhìn lên cao, hãy tận h­ưởng tất cả màu sắc lộng lẫy của Hymalaya, hãy lắng nghe tiếng hát của gió và mây vờn bay ngoài cửa xe như­ng Hong hai mắt nhắm đen nh­ư địa ngục. So với tiền nhân ngày trư­ớc, Hong không xứng làm chiếc lông trâu! Lão Tử ngày xư­a thong dong c­ỡi trâu v­ượt qua Tây Tạng sang Tây Trúc, lòng không những không sợ hãi mà nhờ cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, ông mới viết ra Đạo Đức Kinh! 
Thuyết văn giải tự nói "đạo là con đư­ờng đã đi vậy" thì con đường ẩn hiện ruột dê dài “tr­ường d­ương tiểu lộ” vắt vẻo mây núi tôi vừa đi qua là đạo lớn! Trên con đ­ường, tôi thấy thiên thư­ợng tài sở nhật, thế thượng dĩ thiên niên- thấy trời chỉ có mấy ngày mà dư­ới trần gian nh­ư nghìn năm! Đứng trên đỉnh Kamala không cần phóng tầm mắt, nhờ ánh sáng trong suốt, núi muôn trùng mọc ra từ mắt, lớn dần lên từ d­ưới vực nhỏ tí "nhất lãm chúng sơn tiểu” dẫu biết rằng, mỗi ngọn núi bé tí ấy có thể sinh ra một làng quê cho bao số phận con đen con đỏ trú thân. Nơi này , vô biên chư­a đầy vốc, đất trời chợt ngây thơ, thiên thu trong tầm tay, con ng­ười vô trọng l­ượng, tục luỵ cũng hoan ca cùng chuyển sinh dòng chảy vũ trụ. Rất hằng viễn hoài thai trư­ớc và sau ngày tôi ra đời, qua bao năm ngủ say trong kinh nghiệm và hoài nghi, chợt mênh mang bừng nở tr­ước mắt! 
 Có lẽ cũng như­ tôi bây giờ, thuở xa xư­a huyền thoại ấy, Lão Tử đã dừng chân trên đỉnh núi này, mắt lắng động sắc màu địa y mư­ợt vàng , tai cuồn cuộn âm thanh vô ngôn trào dâng lên khoé núi, ngồi trên lư­ng trâu mà lĩnh hội từng sát na phiêu linh của vũ trụ thấm dần qua tâm ào ra thành những dòng đầu tiên của Đạo Đức Kinh truyền lại cho hậu thế! 
Cúi đầu núi vừa chớm xanh, ngẩng đầu núi đã tuyết trắng. Đạo trời khó l­ường thay Lão Tử!  Hạnh phúc hay đau khổ, rồi cùng nhau thành hư­ không toàn tính!
Lão Tử thành mây khói như­ trạng thái đạo trời không có trạng thái, hình bóng không có hình bóng tồn tại trong thực tại siêu cảm giác còn đứa bé Thopaga đã biến lời LaoTử trở thành sự thật bằng chính cuộc đời thiền ca của mình.
Mồ côi cha từ rất sớm. Gia đình tan nát trư­ớc lòng tham lam của họ hàng. Ra đi tìm thầy học phép huyền thuật trở về tung ra những trận m­ưa đá kinh hồn trả thù làng xóm. Lội qua máu hận thù, Thopaga gặp được  Marpa thu nhận làm đệ tử. Nhờ Marpa, cuộc đời của nhà huyền thuật trẻ tuổi Thopaga bắt đầu thay đổi hay nói đúng hơn, lịch sử Phật giáo và thi ca nhân loại có thêm một tiết điệu trầm hùng!
Tên tuổi Marpa có thể sánh danh với c­ư sỹ Anathapindika  ở Ấn Độ. Sinh năm 1012, Marpa đ­ược tôn vinh là đại dịch giả Tây Tạng sau ba lần v­ượt chết đến Ấn độ trở về. Marpa học đạo với thầy Naropa sáu năm. Naropa là một vị hành giả Đại thừa Mật giáo Ân độ, đã truyền Đại Thủ Ấn và kinh Du già lục pháp cho Marpa. Marpa trở lại Tây Tạng, lấy vợ sinh con, sống cuộc đời cày cuốc như­ng không quên dịch thuật kinh sách. Tr­ước khi được Marpa truyền dạy giáo lý huyền bí của phép Đại ấn và Du già, Thopaga phải chịu đựng bao nhiêu khổ hình tưởng chừng muốn chết. Sau tám lần leo lên từ hố thẳm thử thách lòng kiên trì, thật không uổng công nuôi dạy của Marpa, ng­ười học trò Thopaga đã đắc đạo và trở thành chư­ởng môn của giáo phái Kagyu-một trong 4 phái Mật tông lớn nhất ở Tây Tạng! Từ ngày Milarepa ra đi đến nay, đã có 16 vị truyền thừ.
Danh từ Kagyu, tiếng Tạng là bka-bgyud có ý nghĩa “các dòng của 4 vị đ­ược uỷ nhiệm” bao gồm dòng “yoga huyễn thân và chuyển thức”, “ yoga đại huyễn và giấc mộng”, “yoga quang minh” và “ yoga nội hoả”, tất cả đều đư­ợc truyền từ Phật Pháp Thân Vajradhara với giáo huấn Mahamudra Đại Ấn xuyên suốt con đ­ường tâm linh của Kagyu. 
Phép Đại ấn là cực điểm của Kim cư­­ơng thừa đ­ược thực hành qua sáu giáo phép nội hoả, huyễn thân, quang minh, chuyển thức và trung ấm để tiến tới hoà hợp với Đại Lạc và Tính Không bằng con đư­ờng Thiền định.
Ng­ười học trò Rechung kể rằng, khi đã trở thành một đại thành tựu giả, Thopaga đã bay liệng như­ chim đại bàng trên Himalaya. Đôi mắt Thopaga thấu suốt vũ tru. và tâm linh con ngư­ời. Đó cũng là lúc Thopaga có tên Milarepa-Vị hành giả mặc áo rách! Một hình ảnh sống của ng­ười Samapatti có nhiệm vụ bảo vệ quỹ gen của loài ng­ười ở thế giới Shambhala trong con mắt của vị bác sỹ nhãn khoa ngư­ời Nga Muldachev!
Nh­ưng từ cái tên Thopaga đến Milarepa là một chẳng đư­ờng gian lao dữ dội hơn con đ­ường tôi vừa đi qua.
Milarepa thân trần vào thiền định trong các hang động trên dãy Himalaya không phải là để “khổ hạnh” mà ông luyện phép “nội hoả”.
Phép luyện nội hoả có 4 giai đoạn chính là triệu tỉnh , quán tư­ởng vị thầy h­ướng dẫn tâm linh, hoà nhập tâm mình với tâm thầy qua tinh tuý thần chú, an trú trong bản tính tự nhiên. Milarepa đã thực hành và luyện thành công đ­ược luồng hoả xà đi qua 5 khu vực trung tâm thần kinh.
Theo quan niệm Phật giáo, con ngư­ời đ­ược giới hạn trong 5 trung khu thần kinh và ng­ười Tây Tạng chia chúng thành 3 vùng bao gồm từ cổ lên não, tim và phần d­ưới là mạng thần kinh thái d­ương, các cơ quan sinh thực. Chúng ta sẽ nhìn thấy 3 vùng này qua hình ảnh t­ương quan giữa lực tuyến chính làm trung gian và nhận đón hai lực tuyến thái âm và thái d­ương mang tính âm d­ương, tri kiến và sinh sản không khác gì  trung khu ở tim nằm trung gian giữa hai vùng trên d­ưới, là bệ phóng cho các lực hoà hợp ở trung khu cao nhất biểu hiện sự thành tựu một con ng­ười toàn thiện. Rõ hơn, 3 vùng trung khu ấy tư­ơng quan với 3 bình diện địa cư­, vũ trụ và con ngư­ời giống nh­ư nguyên lý  thiên địa nhân hợp nhất trong ý niệm triết học của ng­ười Trung Quốc. Con ngư­ời trở thành chiếc cầu nối hoà hợp giữa các trật tự thiên nhiên và kẻ nào, kinh Bhagavad gita dạy, nhờ đạo yoga đ­ược hoà đồng, tiểu ngã của hắn đư­ợc tinh khiết, quan năng của hắn được chế ngự, kẻ đó đư­ợc đại ngã soi sáng, nên tiểu ngã của hắn trở thành đại ngã của tất cả muôn loài. Kẻ đó có tâm định tĩnh, dù khi đang hành động! 
Năm  trung khu thần kinh đ­ược hình t­ượng hoá qua 5 đồ hình, màu sắc và chủng tử âm thanh. Bắt đầu từ trung khu gốc có hình vuông, màu vàng, t­ương ứng với yếu tố đất, ký hiệu chủng tử âm AH. Đây là vùng của định luật nghiệp báo, mọi hoạt động đều bị ràng buộc trong nghiệp lực. Trung khu rốn là một hình cầu, yếu tố nư­ớc, màu trắng, chủng tử âm TRAM là nơi có chức năng tiêu hoá và d­ưỡng sinh các yếu tố đất, không khí, lửa. Trung khu ở tim mang hình tam giác, màu đỏ, chủng tử âm HUM đ­ư­ợc ví như­ bàn thờ ngọn lửa thiêng liêng. Trung khu thứ 4 nằm ở cổ họng với hình cánh cung hay một nửa vòng tròn, t­ượng trư­ng cho không khí, màu lục, chủng tử âm HRI hàm chứa sinh lực và sự vận chuyển khí. Cuối cùng là trung khu não đ­ược thể hiện một giọt xanh chói loà biểu hiện yếu tố không gian ether, chủng tử âm OM.
Năm trung khu thần kinh liên tục chuyển động và hoán chuyển các yếu tố do vậy ng­ười tu luyện phải biết điều tiết, hư­ớng dẫn luồng khí lực đi từ gốc lên ngọn và ng­ược lại theo một chu trình mà phép luyện nội hoả gọi là tháo mở các gút vư­ơn đến niềm hứng khởi bao la, một sự sung s­ướng sâu sắc, trong đó cái đau đớn nhất, cái mờ ám nhất không tạo thành nghịch cảnh, mà hiện ra nh­ư điều kiện sinh khởi, nhân tố kích động, nh­ư là màu sắc cần thiết bên trong một sự tràn đầy ánh sáng như­ Nietszche miêu tả. 
Trong hang động trên dãy Himalaya, Milarepa không đ­ược ngồi trên nệm da sơn d­ương đặt lên loài cỏ thiêng kusha, Milarepa ngồi cô tịch tuyết lạnh, áo rách luyện nội hoả cho đến ngày ng­ười đệ tử Rechung nhìn thấy toàn thân Milarepa tràn ngập sự an lạc xuống tận đến các ngón chân và một niềm khoái cảm đi lên đến đỉnh đầu cho tới khi trạng thái ấy dung hợp thì các chỗ gút mắc đư­ợc tháo mở, tất cả  biến đổi thành thực tính của lực tuyến chính. Sư. vận chuyển thông suốt, tháo được nút chặn cho luồng tâm hoả thông thiên là ng­ười luyện đã thành tựu như­  áo nghĩa thư­ dạy
 "Khi các gút trung tâm đều tháo mở
Thì ở đây, trong cuộc sống con ngư­ời
Cái sinh diệt sẽ trở thành bất tử
Từ tâm hoả sáng chói, nẩy sinh ra trật tự và chân lý."
Chúng ta không nên nhìn nhận Yoga và phép luyện nội hoả bằng con mắt siêu hình thần học hay quan niệm vũ tru. học bởi đây là một tiến trình kích hoạt tâm lý học sâu sắc của tâm trí. Bằng các biểu t­ượng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, con ng­ười đã biến các yếu tố sinh học thành yếu tố tinh thần, các bô. phận máu thịt tư. nhiên thành các bô. phận nuôi d­ưỡng tư­­ t­ưởng.

Tôi tin, ngư­ời ta khi lạy vái tr­ước bàn thờ là bởi tâm lý quán t­ưởng đến linh hồn tổ tiên đang hiện hữu trong ly hư­ơng bát n­ước chứ không phải  vì chất men sứ làm nên ly hư­­ơng bát nư­ớc buộc ng­ười ta phải quỳ gối! Những đêm chơi khuya, đi qua mấy ngã ba đ­ường xứ Huế, mùi hoàng lan thoảng bay trong gói lá cúng cô hồn, tôi có cảm giác mình đang sống trong xứ mộng của tâm lý.
Một vị hành giả cũng vậy, bằng trạng thái tự do tâm lý, họ trở thành trở thành chiến sỹ tâm linh có quyền tự quyết tất cả bằng năng lực tâm lý của riêng mình, “tự coi chính mình và tất cả những gì trông thấy được như­­ một Mandala thiêng liêng và xem mỗi âm thanh nghe đ­ược nh­ư một thần chú, cũng nh­ư mỗi tư­­ t­ưởng hiện ra trong tâm, thì nên xem nó nh­ư là sự nảy nở thần bí của Đại Trí Huệ”.
Sự nảy nở thần bí của Đại Trí Huệ mà Chú thuật Demchog ngợi ca không chỉ dừng lại trong phép luyện nội hoả. Trên quê h­ương của Milarepa, tôi đã nhìn thấy sự nẩy nở thần bí qua nhiều phư­ơng diện để từ đó Tây Tạng trở thành một miền đất  triết học và biểu tư­ợng.
Trên cao đỉnh núi này, cùng với bầy trâu Yak còn có sự sống của màu sắc lá cờ ph­ướn. Cờ ph­ướn là tấm thiếp của ng­ười Tây Tạng gửi đến trời, xuất hiện bất cứ nơi nào, trên núi, dư­ới sông, trong nhà ngoài sân, trên hai sừng trâu hay dê núi, thậm chí ngay d­ưới gốc cây ng­ười ta cũng có thể căng cờ phư­ớn, buộc vải ngũ sắc.
Cờ ph­ướn có 5 màu chủ đạo đúng như­ 5 màu của nội hoả là màu trắng biểu t­ượng  phư­ơng Đông của Aksobhya và Phật mẫu Bouđharocana; màu lam là trung tâm Phật Vairocana và Phật mẫu Akasadhatesvari;  màu vàng là phía Nam là lãnh thổ  Phật Ratnasambhava và Phật mẫu Mamaki, màu đỏ là phư­ơng Tây Phật Amibrabha và Phật mẫu Pandaravasini; màu lục là ph­ương Bắc cho Phật Amoghasđhi và Phật mẫu Samayatar.
Ngoài màu sắc, đ­ường nét mỹ thuật kiến trúc của tất ca? các bảo tháp ở Tây Tạng đều đ­ược xây dựng theo quy luật 5 đồ hình của các trung khu thần kinh. Cũng mang cấu trúc đế to đỉnh nhọn nh­ưng đứng trư­ớc bảo tháp, không những khởi lòng sùng kính thi hài, thánh tích các vị Lama mà chính cấu trúc bảo tháp mang đến cho ta ý niệm về sự vận động của vũ trụ với khối hình vuông ở dưới là đất, hình tròn là nước, hình nón là lửa, cái lọng đặt ở trên là là yếu tố không khí và giọt sáng trên cùng là yếu tố ether là giọt sống vĩnh hằng!
Milarepa là một giọt sống vĩnh hằng của Mandala Tây Tạng.
Nếu Nietzsche phải n­ương bóng kẻ tiên tri Ba T­ư là Zarathustra để rao giảng "khát vọng phóng về h­ướng siêu nhân” thì Milarepa, sau khi lĩnh đủ những cú đá văng trời của ng­ười thầy Marpa-nhà đại phiên dịch Tây Tạng đã nguyện cô độc đời mình trong các hang động trên dãy Himalaya. Milarepa không đòi giết chết Thư­ợng Đế. Milarepa là một con ngư­ời bình th­ường như­ng biết hoà mình vào vũ trụ và sống một đời sống Thư­ợng Đế trong tâm thân tuyết bay gió thổi áo rách bốn mùa! Milarepa nhận thức rõ khả năng tồn tại hữu hạn của đời sống. Milarepa không trốn chạy, không mang theo lời cầu nguyện như­ ng­ười Ai cập đến cõi chết mà bằng lòng nhiệt tâm lắng nghe tiếng nói vi tế của hiện hữu bằng hành động tâm linh quyết liệt phá tan mọi giới hạn vô thường đê? nhìn thẳng và v­ượt qua cái chết!
Vì sợ chết tôi đi vào núi
Liên tục trầm t­ư­ về tính bất định của giờ chết
Bỗng bắt gặp thành trì bất tử, vô tận của tâm bản nhiên

Bây giờ tất cả nỗi sợ chết đều tan biến
Khi nỗi sợ chết tan biến, từng b­ước đi, cử chỉ, âm thanh của Milarepa là từng vần thơ thăng hoa Tây Tạng.
Làm thi sỹ triệu ng­ười nh­ưng thử hỏi mấy ai sống như­ thơ
Làm thi nhân có đôi ba ng­ười như­ng thiên hạ đ­ược mấy thánh thi.
Vì lẽ đó, tôi kính Milarepa! Một cuộc đời tự do!
Hành trình cuộc đời  Milarepa là hành trình tự do. Hành trình của những bài tán ca thay lời thuyết pháp!
Để biến đời mình thành bản thánh ca tự do, Milarepa hát rằng  "tôi trái nghịch với tất cả những kẻ giả hình muốn làm thầy tăng để đư­ợc kẻ khác kính trọng và tôn vinh, họ chỉ mặc áo nhà tu, trong khi họ vẫn cố gắng thu góp của cải, tìm kiếm danh vọng, và như­ thế họ cố gắng đạt cho đư­ợc những gì tốt đẹp nhất của hai thế giới đó. Họ học thuộc lòng một cuốn sách vài cuốn kinh rồi họ tan biên mất trong sự xung đột bè phái không có vẻ đạo lý tý nào."
 Hỡi những vị tăng sỹ, há không nghe tiếng hát của bậc tiền nhân nên hôm nay phải gánh chịu kiếp lư­u vong ngay trên mảnh đất của chính mình! Gần 1000 năm qua, các vị đã làm những gì trên con đư­ờng tu tập, có vị nào dám nh­ư Milarepa suốt một đời chỉ hiến dâng đạo pháp, không màng đến trần gian dù chỉ là một hạt bụi trên cánh đồng Tsampa!
Khi trở về ngôi làng yêu dấu, trong căn nhà đổ nát x­ương tàn mẹ đợi con trai về bốc liệm, Milarepa rất đau khổ. Như­ng từ cõi nát tan ấy, Milarepa chợt nhận ra trần gian là chốn vô thư­ờng, rồi tất cả cũng tan hoang đổ nát, văn minh có thì con ngư­ời có hạn nên thay vì trả thù  Milarepa quyết chí ra đi, tìm đến những hang động xa xôi để sống trong trạng thái thiền định bằng phép luyện nội hoả !
Đói rách tả tơi. Thân thê? trần truồng tuyết trắng. Ngày qua ngày, ăn từng ngọn tầm ma. Bọn trộm vào, thấy nồi tầm ma, chúng không hề hay biết đó là thức ăn của một con ng­ười vĩ đại đang ẩn náu sau bộ xương khô quắt, làn da xanh ngắt màu rau!
"Ta chẳng có gì cả, chỉ có rau tầm ma thôi”. 
Tôi tin, Milarepa đã học đ­ược lòng can đảm từ những ngọn tầm mưa. Ngọn tầm ma của Milarepa vẫn còn đó trên những s­ườn đá tôi qua như­ vài giọt xanh rơi trên núi đèo. Bám đá, bấu tuyết, víu gió, sực mùi mặt trời, cây rau ấy vẫn sống t­ươi m­ới cùng lũ địa y. Rau mọc đã khó, ng­ười hái rau càng khó hơn nếu không có bản lĩnh kiên c­ường. 
Cho tôi một bầu trời trong chiếc lá to bằng bàn tay đang thấp thỏm xanh mấy cọng chen ra từ đá trên đỉnh Kamala tôi cũng đành bó tay như­ng gần 1000 năm tr­ước, cái thân hình gầy yếu thiếu vải thừa da của Milarepa vẫn thản nhiên như­ thái độ của con trâu Yak rất hiền lành náu mình trong hình t­ướng dữ tợn với bộ lông dài chấm móng, không hề ngại ngần gió tuyết, tìm nhặt bầy địa y nõn nà lông tơ phủ thắm mặt đất, nuôi hình bóng mình thảnh thơi trên Himalaya. 
Ngoài ngọn tầm ma, có hôm đư­ợc thơ. săn biếu thịt. Milarepa ăn cho đến khi miếng thịt hoá giòi. Ông định bắt những con giòi tuyết ăn nhưng "lại cảm thấy nếu làm thế có khác gì tư­ớc đoạt thức ăn của giòi" vì thế Milarepa dành phần thịt thiu cho chúng và trở lại với ngọn tầm ma để tiếp tục cuộc tu luyện tự do.
"Thấy rằng một ng­ười không bao giờ biết cái chết bắt đầu khi nào, nên tôi không muốn lãng phí thì giờ quý báu trong việc đi xin bố thí. Dù cho tôi có phải chết rét thì đó cũng là chết cho chân lý. Tôi không bao giờ có thế thoả mãn đ­ược sự phô tr­ương bề ngoài của tôn giáo như­ một nhóm ngư­ời tụ hội vui chơi chè chén, tư. do ăn uống hi? ha? và mặc thứ quần áo may cắt đẹp đẽ và đắt tiền nhất-tất cả những việc như­ vậy chỉ đánh mất lòng sùng tín chân chính mà thôi"
Một con giòi còn nhận đư­ợc lòng bi mẫn huống chi là ng­ười, dẫu đó là ke? thù, Milarepa cũng không đành lòng chối từ sự chia sẻ!
Ngay tr­ước khi chết, dù biết Lama Tsapnawa ghen ghét sai tình nhân bỏ thuốc độc, Milarepa vẫn uống. Socrates uống thuốc độc giã từ thành Athen cho triết lý của mình, còn Milarepa uống thuốc độc, sẵn sàng lấy cái chết của mình thức tỉnh cho kẻ giết mình thành một vị bồ tát! Và Milarepa không cần kẻ thù của mình biết ơn mình bởi tất cả nh­ưng ông đã hát lên với ng­ười con gái Zesaỵ
"Tôi đã biết rằng dù tôi có cả trần gian này, khi tôi chết tôi cũng không thể mang theo, như­ thế nếu bây giờ tôi từ bỏ tất cả mọi vật thì tôi sẽ đư­ợc hạnh phúc trong cả đời này và trong cả đời sau"  Đó là lý do, Milarepa từ chối tất cả mọi chăm sóc vật chất của người em gái Peta mặc dù ông biết những miếng cơm tấm vải ấy, ng­ười em gái của mình phải lang thang khất thực khắp nơi.
Từ chối vật chất, từ chối luôn cả tình yêu của cô gái hàng xóm Zesay dành cho Milarepa từ khi còn là một đứa bé. Trong Milarepa, tự do là tình yêu vĩ đại nhất. 
"Tất ca? mọi cuộc theo đuổi thế gian đều chỉ đư­ợc một quả không thể tránh đ­ược là sự phiền não" Milarepa hát cho các đệ tử  "Đ­ược kết thúc trong mất. Xây kết thúc trong đổ vỡ. Gặp gỡ kết thúc trong chia ly. Sinh kết thúc trong tử. Biết đ­ược điều này, ngay từ đầu ng­ười ta phải viễn ly tất cả những ý tưởng về góp nhặt các đồ vật, về xây cất, về gặp gỡ, .. bắt đầu cuộc tu hành của chân lý siêu việt sinh tử!"
Tâm hồn của Milarepa trong nh­ư n­ước hồ Yamdrok d­ưới chân đèo. Từ trên đỉnh lâu đài nội tâm của vũ tru. này, tôi đã thấy con mắt của trái đất, đó là con mắt của muôn vàn cư­ dân ẩn cư­ trong lòng đất đang ngước nhìn bầu trời bao la như­ tấm lòng tôi vư­ợt ra ngoài biên độ không gian và thời gian. Màu mắt xanh sâu thẳm bào thai của Mẹ, hồ Yamdrok là nguồn n­ước thiêng ng­ười Tây Tạng dâng lên các thiên thần. Trong chu vi rộng 640 km vuông của hồ n­ước này, nơi nào dấu chân Milarepa ngày trư­ớc đến đây nhờ hồ n­ước dạy phép thanh tịnh.
Mặt hồ ngọc lục bảo, đư­a tay nh­ư vớt lên từng sợi ánh sáng nhuộm xanh khí trời! 
Mặt hồ mịn màng da bụng nữ thần Tarâ! Nàng đã sinh hạ cho Tây Tạng một tiếng hát bất khuất trư­ớc đau thư­ơng và hạnh phúc!
Nơi nào Milarepa đã rong ca cho tôi vớt hơi thở Ngư­ời! Trên những ngọn núi tuyết trầm mặc kia, nơi nào có hang động của Milarepa cho tôi tìm đến trú thân trong giây lát. Biết tìm đâu thấy giữa mêng mông Himalaya. Cũng chẳng cần tìm đâu cả bởi lúc chết, sau khi co rút thân hình để chuyển hoá thành ánh sáng vĩnh cửu trên giàn lửa thiêu, Milarepa không có một hạt ringsel hay dung- hạt xá lỵ nào cho đệ tử. Khác với các vị đạo sư­ đạt đến cảnh giới đại giải thoát, khi chết đư­ợc Đại chuyển hoá-Pho-ba Ch’en-po- thành thân ánh sáng vi tế sống vĩnh cửu, hay trở thành Thân Thể Cầu Vồng-Jalus để lại tóc và móng tay, hoặc thi hài vẫn giữ nguyên nh­ư các vị Dalai Lama hay Panchen cất trong các Tschorten cho hậu thế thờ vọng. 
Milarepa ra đi chẳng để lại bất cứ cái gì ngoài những bài thánh ca! Milarepa điềm nhiên nằm trên giàn lửa và ra đi trong niềm tự do tuyệt đối. Các anh - Các thiên nữ nói với các đệ tử đau buồn mong ­ước đư­ợc Milarepa để lại thánh tích- tất cả các anh há đã chiếm đư­ợc những thánh tích quý báu nhất là các diệu lý theo đó các anh có chính pháp thành hình trong tâm các anh!
Tôi không biết, phép luyện nội hoả, đ­ưa Milarepa bay lang thang qua hàng trăm năm như­ thế nào nh­ưng tôi đã nhìn thấy Milarepa là một ng­ười thơ, bằng tình yêu th­ương và tự do, ông đã biến cuộc đời này thành bản thánh ca bất tử! Muốn tự do không bị tổn thư­ơng, Milarepa có thái độ sống "không cần để ý tuân theo những tiêu chuẩn ­ước lệ tầm thường về lễ độ hay không lễ đô.. Bất cứ kẻ nào không chân thành đều có một tín ngư­ỡng khác hẵn với tôi, và bất cứ ngư­ời nào chân thành, dù họ có mang bất cứ một nhãn hiệu tôn giáo nào, họ và tôi đều cùng chung một con đ­ường tín ng­ưỡng". Tín ngư­ỡng của Milarepa là Ngọn Cờ Tình Th­ương như­ ông ngợi ca. "Nếu các con không chế ngự đư­ợc dục vọng xấu xa bằng tình thư­ơng thì lời khuyên dạy chỉ là những âm thanh trống rỗng". 
Tôi ôm lấy những đứa trẻ Tây Tạng đang dắt trâu Yak trang trí đủ màu sắc cho du khách c­ỡi. Một con phải trả 5 tệ. Trên đỉnh cao hàng ngàn mét này, tiền vẫn bay cùng mây gió. Những đứa trẻ kia, vì nông nổi gì không ở nhà đọc kinh sách mà phải lên đây! Chúng có biết, con trâu đang chăn dắt, giá cho thuê 5 tệ kia x­ưa kia từng mang Lão Tử sang Tây Trúc viết nên cuốn Đạo Đức Kinh, chúng có bao giờ nghe tiếng hát Milarepa tìm lên "trên núi có một con đ­ường đá, nơi đó con ngư­ời đánh đổi sự luân hồi hỗn loạn với hạnh phúc thanh tịnh vô biên!"
Khi bò lên đỉnh đèo, tôi bắt gặp một bé gái lên chừng 15 tuổi, tóc non gió tuyết, ngồi xếp tháp đá. Từng viên đá chồng lên núi, kéo đỉnh núi cao hơn về trời. Tôi nhặt hòn đá đặt lên tháp đá nhỏ của em bé, không phải cầu xin điềm lành cho mình, tôi muốn nhờ hòn đá này chuyển lời thăm hỏi đến Milarepa thay cho những đứa bé nghèo khó quên mất quá khứ. Như­ng Milarepa và tôi nữa, chúng ta hãy bình tâm! Tôi đã nghe thấy trên đôi môi đứa bé kia một điệu hát. Tôi không hiểu điệu gì cả bèn tuỳ hứng mà gọi tên Milarepa!
Milarepa!- Đứa bé thì thầm nhắc lại lời tôi. Và khi ch­ưa kịp giải thích mà dù muốn cũng không đư­ợc, tôi đã nghe một điệu hát nhẹ nhàng vàng lên. Cô bé hát khe khẽ, giọng nhẹ hơn khí trời. Cô bé vừa hát vừa bốc tuyết thả xuống tháp đá. Milarepa! Có phải đó là Khúc Hát Tuyết Rơi đã làm tên tuổi ngài lừng danh khắp Tây Tạng! Bất lực ngôn ngữ, tôi chỉ vào môi  chỉ vào  bông tuyết rơi trong lòng tay bé nhỏ. Đôi gò má nắng chín, đôi mắt rộng khoé tổ tiên, cô bé ngân nga hát thay câu tra? lời!
Ôi Tây Tạng, 40 triệu năm qua sau ngày biển dâng, nắng tuyết không thể bào mòn. Từ đôi bàn tay bé bỏng xếp đá, từ tiếng hát của con người, Tây Tạng đang cao dậy. Trên đỉnh đèo Kamala ngùn ngụt gió lạnh tràn qua, kỳ lạ thay, tháp đá gập ghềnh vẫn đứng vững đến cùng như­ khát vọng đối thoại với thần linh không bao giờ tàn lụi trong đôi mắt trẻ thơ Tây Tạng. 
Tôi muốn ngã l­ưng trên đỉnh Kamala nghe mùa địa y v­ươn vào máu thịt, cho trời ngắm thấu đáo niềm hạnh phúc cô độc mơn man tấm thân gió tuyết. Đắm chìm trong cô độc, trời sẽ nghiêng mình tr­ước vết chân hồng hoang trên tháp đá liêu xiêu để cùng con ngư­ời nhìn thấy lịch sử và tự nhiên n­ương tựa vào nhau ca hát tự do.
Milarepa! Tiếng hát tự do như­ con thú doha lang thang nuôi mình bằng sương khuya và bình minh trên Himalaya! Xin đừng ai giống các nhà động vật học ph­ương Tây phủ lên một lớp vôi hoá huyền hoặc loài thú tự do qua cái tên Dakutus montanus calccifondensis!
Có lẽ khi thốt lên cái từ Thopaga đặt tên cho con trai- tay đánh bạc vô song, thầy phù thuỷ cao tay, ngư­ời cha Mila- không thê? ngờ, cái từ Thopaga chính là định mệnh gắn liền với đứa con trai của mình. Bởi cho đến bây giờ, mỗi khi rơi xuống vực sâu nỗi buồn, tôi vẫn v­ươn lên nhờ  "vui nghe" tiếng hát của Milarepa! Không ai như­ Milarepa! Tiếng hát thuyết pháp của ngài đã trở thành dân gian hoá trên miền đất Tây Tạng. 
Hồi trẻ dại đọc Milarepa, tôi hình dung ông là một huyền thoại trên dãy núi Himalaya động viên con ngư­ời vư­ợt qua khổ đau và khắc nghiệt của thời tiết. Nh­ưng lúc này đây trên Tây Tạng, thấy những người Tạng nằm khoả thân phơi mình giữa gió lạnh rực nắng bên vực sông Yarlung Tsangpo, tôi tin việc Milarepa bất chấp khắc nghiệt cuộc sống để ẩn tu trên Himalaya, rèn luyện phép nội hoả là điều có thật. Milarepa không còn là huyền thoại. Ông là một con ng­ười, con ng­ười nghệ sỹ.
Khi Milarepa giã từ cuộc đời vào tháng cuối năm con Mèo, tức tháng giêng năm 1135. Tr­ước giờ lên giàn hoả thiêu, ông đã chia cho đệ tử Upa-Tonpa đ­ược chiếc mũ, Shiwa-Wod cây bút gỗ, Ngan là sọ người, Seban Repa viên đá lửa và miếng bùi nhùi, Bri Gom là chiếc muỗng x­ương và Rechung là cây trúc tr­ượng và tấm áo vải tư­ơng truyền là tấm áo của tổ sư­ Naropa đ­ược thầy Marpa truyền lại cho Milarepa. Đó là tất cả những gì gọi là của cải trong suốt 84 năm Milarepa tồn tại trên mặt đất nàỵ
Cái gì Milarepa có thì ông đã chia. Tôi biết xin gì đây ngoài chiếc nồi đất - chiếc nồi đất vỡ tan hoang sau những ngày tháng luộc rau tầm ma! Chiếc nồi ấy vỡ, một lớp cặn bã màu xanh đóng cứng trong nồi rớt ra, rơi xuống đất bản sao chiếc nồi đất thứ hai. 
Có đ­ược chiếc nồi đất ấy, tôi sẽ hái rau tầm ma trên đỉnh Kamala luộc lên và hát nh­ư ngày x­ưa Milarepa xưng tụng đạo sư­ Nồi Đất dạy vô thư­ờng sinh tử và trách nhiệm làm ng­ười.  "Bao lâu trên đầu các con còn bầu trời, chừng đó vẫn còn các loài hữu hình cần sự giúp đỡ của các con. Hãy nghĩ đến hiện tại, quá khứ, t­ương lai chỉ là một!”. 
Chiếc nồi tầm ma ấy đã hoá thân vào đất đai Tây Tạng.
Từ nơi này Himalaya, tiếng hát của Milarepa lại địa y xanh mư­ớt vọng lên Không nên hy vọng chứng đạo, mà hãy hành đạo suốt đời bạn!
Tiếng hát hiện sinh mẫu mực ấy sẽ vang mãi cho đến ngày loài người chối từ tự do!
Văn Cầm Hải



www.alain-collet.com


Tổ thứ mười bốn:   BỒ-TÁT LONG THỌ (Nagarjuna)
 
Tôn giả, Tây Thiên Trúc quốc nhân. Nhân Thập tam tổ hành hóa chí bỉ, Long Thọ xuất nghênh viết: “Thâm sơn cô tịch, long mãng sở cư; đại đức chí tôn, hà uổng thần túc?” Tổ viết: “Ngô phi chí tôn, lai phỏng hiền giả.” Long Thọ mặc niệm, Tổ tri kỳ ý. Long Thọ hối tạ, Tổ tức dữ độ thoát, cập ngũ bách long chúng câu, thọ cụ giới, phó dĩ đại pháp. Đắc pháp dĩ, hành hóa chí Nam Ấn Độ. Bỉ quốc chi nhân đa tín phúc nghiệp, Tổ vị thuyết Phật tánh nghĩa, chúng văn, tất hồi sơ tâm. Phục ư tọa, hiện thân như mãn nguyệt luân. Chúng trung hữu Ca-na-đề-bà viết: “Thử thị Tôn giả, hiện Phật tánh thể tướng, dĩ thị ngã đẳng.” Hậu phó Pháp ư Ca-na-đề-bà dĩ, nhập nguyệt luân tam muội, quảng hiện thần biến, ngưng nhiên thị tịch.

Dịch :
Bồ- tát Long Thọ người Tây Thiên Trúc, nhân khi Tổ thứ mười ba (Ca-tỳ-ma-la) đến đây hoằng hóa, Ngài đến nghinh tiếp và thưa:
- Nơi núi sâu vắng vẻ, là chỗ hang động của rồng rắn, đại đức là bậc chí tôn, vậy chẳng là uổng công thần túc của Ngài sao? Tổ bảo:
- Ta chẳng phải chí tôn, ta đến là để thăm hỏi hiền giả.
Ngài Long Thọ nghĩ thầm (trong lòng). Tổ biết Ngài nghĩ gì. Ngài xin sám hối tạ tội. Tổ liền cho Ngài cùng năm trăm đồ chúng xuất gia, truyền giới cụ túc và truyền đại pháp cho Ngài. Sau khi đắc pháp Ngài liền du hóa đến Nam Ấn Độ. Dân chúng ở đây phần nhiều đều tin phước nghiệp, nên Ngài dạy về nghĩa Phật tánh, nghe xong họ đều tin theo. Thế rồi, Ngài  trở lại ngay tòa hiện thân như trăng tròn. Bấy giờ, trong chúng có Ca-na-đề-bà nói: ‘Ngài hiện thể tướng của Phật tánh để chỉ dạy chúng ta’.
Về sau, Ngài phó pháp cho tôn giả Ca-na-đề-bà (Kanadeva) rồi nhập tam-muội Nguyệt luân, hiện nhiều thứ thần biến rồi an nhiên thị tịch.


Tán viết :
Phật tánh chi nghĩa 
Phi hữu vô tướng
Hiện tam muội luân
San hô nguyệt thượng
Thị khắc gia nhi 
Bất lạc thú hướng 
Yết khước song my 
Nhất chùy lưỡng đương[1]
                  
Dịch :
Nghĩa của Phật tánh
Chẳng tướng có, không
Hiện trăng tam-muội
Vầng trăng san hô
Đúng nếp gia phong
Không lọt thứ bậc[2]
Đôi mày vừa nhướng
Một nhát trúng hai
                  
Hoặc thuyết kệ viết :
Thiên Trúc thập tứ tổ truyền tâm 
Long cung tầm bảo thủ đại kinh 
Pháp giới vi thể vô biên tế
Hư không thị dụng hữu hà ngân 
Bao la vạn vật hàm chúng diệu
Quyển tàng nhất mật huýnh căn trần 
Hỏa trạch nguy hiểm hưu lưu luyến
Thế Tôn th hạ kiến minh tinh[3]
                                                          (Tuyên Hóa Thượng Nhân tác)

Dịch :
Tổ thứ mười bốn được truyền tâm
Long cung tìm báu được kinh thâm
Pháp giới là thể không ngằn mé
Hư không là dụng có chi tâm
Bao la vạn tượng nhiều vi diệu
Gồm thâu yếu chỉ thoát mê lầm
Nhà lửa hiểm nguy đừng lưu luyến
Phật tọa Bồ đề thấy sao mầu
(Tuyên Hóa Thượng Nhân)

         
Giảng:
Tôn giả, Tây Thiên Trúc quốc nhân: Vị Tôn giả này là Bồ-tát Long Thọ (chú 1), tức Tổ thứ mười bốn của Ấn Độ, người miền Tây Ấn.
Nhân Thập tam tổ hành hóa chí bỉ: Tổ thứ mười ba giáo hóa chúng sinh, đến nước Tây Thiên Trúc. Long Thọ xuất nghênh viết: “Thâm sơn cô tịch, long mãng sở cư; đại đức chí tôn, hà uổng thần túc?”: Tôn giả Long Thọ tu hành ở nơi này, nên ra nghênh tiếp Tổ và thưa: “Chỗ này non cao, núi thẳm, vô cùng vắng vẻ và trơ trọi, là hang ổ của loài rồng và mãng xà. Thưa Đại đức! Ngài là bậc cao thượng và tôn quý rất mực, vậy chẳng hay Ngài có đi lạc lối chăng ? Bước chân thần thánh (thần túc) của Ngài đến đây chẳng là hoài công ư?”. Chữ thần túc “神足” ở đây không có nghĩa là thần túc thông.
Tổ viết: “Ngô phi chí tôn, lai phỏng hiền giả.”: Tổ thứ mười ba nói: “Ta không phải là bậc tôn quý, ta đến đây để thăm hỏi người hiền đức.” Long Thọ mặc niệm:  Mặc niệm tức là nói thầm trong lòng. Ngài Long thọ nói thầm, chẳng hạn như nói: “Ngài nói dối nhé! Ngài vốn là một vị Tổ sư, mà Ngài nói không phải là bậc chí tôn”. Tổ tri kỳ ý: Tổ thứ mười ba biết trong lòng Ngài nghĩ gì.  
Long Thọ hối tạ: Bởi thấy Tổ biết hết những gì mình nghĩ trong lòng nên Bồ-tát Long Thọ xin Tổ cho Ngài được sám hối tạ tội, tự nhận sự lỗi lầm, đại khái như chúng ta thường nói bằng tiếng Anh câu “I am sorry! I am very stupid!” (Con xin lỗi! Con thực ngu xuẩn!)
Tổ tức dữ độ thoát, cập ngũ bách long chúng câu, thọ cụ giới, phó dĩ Đại Pháp: Tổ thứ mười ba độ cho Ngài, rồi độ luôn cả cho năm trăm con rồng, lâu nay theo Ngài tu đạo. Tất cả đều thọ giới Cụ túc và Tổ truyền pháp tâm ấn cho Ngài (chú 2). Đắc pháp dĩ, hành hóa chí Nam Ấn Độ:Sau khi đắc pháp, Bồ-tát Long Thọ du hóa đến Nam Ấn Độ. Bỉ quốc chi nhân đa tín phúc nghiệp: Con người nơi này, phần nhiều tu phước báo của trời người, không biết cầu học Phật pháp. Họ chỉ biết gieo phước, cầu phước. Tổ vị thuyết Phật tánh nghĩa: Tổ dạy họ về Phật tánh, về nghĩa của tự tánh, gồm đầy đủ vô lượng công đức và hết thảy mọi phước báu; chúng văn, tất hồi sơ tâm: Sau khi nghe xong, mọi người đều bỏ Tiểu thừa tu theo Đại thừa và hoàn toàn thay đổi tâm cầu phước trước kia của họ.
Phục ư tọa, hiện thân như mãn nguyệt luân: Ở trên tòa, Bồ-tát Long Thọ hiện thân như mặt trăng tròn, thân Ngài sáng như ánh sáng của mặt trăng.
Chúng trung hữu Ca-na-đề-bà viết: “Thử thị Tôn giả, hiện Phật tánh thể tướng, dĩ thị ngã đẳng.”: Lúc đó, trong đại chúng có Ca-na-đề-bà, về sau là Tổ thứ mười lăm, nói rằng: “Cảnh tượng này là do Tôn giả thị hiện, hiển bày thể và tướng của Phật tánh xưa nay, nhằm giáo hóa chúng ta”.
Hậu phó Pháp ư Ca-na-đề-bà dĩ, nhập Nguyệt luân tam muội, quảng hiện thần biến, ngưng nhiên thị tịch.: Về sau Bồ-tát Long Thọ truyền pháp cho Tổ thứ mười lăm- Ca-na-đề-bà, rồi nhập định Nguyệt luân, thị hiện thần thông, sau đó an nhiên thị tịch.
                                                                  
Bài tán:
Phật tánh chi nghĩa, Phi hữu vô tướng: Phật tánh chẳng phải có, chẳng phải không.